Huong dan thi
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
QUẢNG NINH
HỘI THI
SẢN PHẨM VÀ SỬ DỤNG ĐDDH TỰ LÀM
PHIẾU GIỚI THIỆU VÀ ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM
I. Phần thi sản phẩm đồ dùng dạy học tự làm:
1. Tên đồ dùng dạy học:
Cùng với chủ trương đổi mới giáo dục phổ thông thể hiện ở chương thình SGK cùng với việc thay đổi hình thức dạy học và đánh giá kết quả giáo dục thì việc sử dụng phương tiện dạy học đặc biệt là sử dụng thiết bị ĐDDH cũng luôn được coi trọng.
Sử dụng thiết bị ĐDDH thích hợp sẽ giúp người học dễ dàng phát hiện kiến thức, phát huy tính tích cực, chủ động và hứng thú trong giờ học.Đó là một trong những mục tiêu hàng đầu của nền giáo dục nước nhà.
Đối với môn Sinh học càng không thể ngoại lệ, việc sủ dụng đồ dùng dạy học giúp phát huy tính trực quan của người học, giúp người học chủ động hứng thú tìm hiểu khám phá kiến thức. Từ đó khắc sâu kiến thức và liên hệ kiến thức vào thực tế nhậy bén hơn. Xuất phát từ yêu cầu và mục đích trên nên tổ Sinh Hoá trường THCS Hà Trung quyết định làm đồ dùng: “ Bảng dẫn thí nghiệm thành lập PXCĐK”
2.Hiệu quả của ĐDDH
*Bài 52 ‘’Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện’’ Sinh 8 là bài học trừu tượng nếu chỉ dẫn giải mô phỏng TN trên SGK hoặc trên máy chiếu thì học sinh khó tiếp thu kiến thức hạn chế gây ra sự chú ý tới bài học. Mà TN này làm trên thực tế thì thời gian và kinh phí không cho phép.
Chính vì thế chúng tôi đã làm bảng dẫn mô phỏng TN động nhờ tín hiệu ánh đèn.
Bảng dẫn TN trên được coi là một kích thích gây sự chú ý, hưng phấn hơn đối với HS nhờ đó HS hiểu bài, nhớ bài hơn so với học trên SGK và trên máy chiếu, HS có kỹ năng liên hệ thực tế. Khơi gợi niềm say mê nghiên cứu và khám phá khoa học...
- Giá trị sử dụng: đây là kiểu đồ dùng đơn giản, dễ làm, rẻ tiền ( 200 nghìn đồng ), sử dụng được trong nhiều năm và cách sử dụng đơn giản mà hiệu quả phù hợp với tất cả các đối tượng thầy cô giáo.
3. Nguyên lí chế tạo: nguyên liệu: Bảng gỗ, xốp, giấy, keo,bóng đèn, dây và pin đèn.
* cách sử dụng: lắp pin và bấm công tắc đèn theo quy trình TN
II. Thông tin cá nhân và đồ dùng dạy học tự làm:
1. Họ và tên tác giả : Nguyễn Thị Minh Hậu
2. Trường THCS Hà Trung
3. Dạy môn: Sinh, Hoá
4. Lớp 8,9
5. Tên ĐDDH tự làm:
Bảng dẫn thí nghiệm ‘’Thành lập phản xạ có điều kiện’’
6. Sử dụng cho Chương IX : Thần kinh và giác quan- tiết 54 – bài 52 ‘’Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện’’ Sinh 8
Bảng dẫn thí nghiệm này sử dụng cho mục II: sự hình thành PXCĐK. Ý 1 : ‘’Hình thành PXCĐK’’ Hình 52-1 -> 3 (SGK – 166) Mô phỏng TN kinh điển của Nhà lý học người Nga I.P.Paplop: PXCĐK tiết nước bọt đối với ánh đèn hoặc một kích thích bất kì.
*Mục đích của thí nghiệm: Chứng minh muốn thành lập PXCĐK thì cần những điều kiện gì?
* Tiến hành thí nghiệm:
Chọn một con chó khoẻ phẫu thuật tuyến nước bọt, giòng từ tuyến nước bọt ra ngoài một ống dẫn ( mục đích quan sát được chó có tiết nước bọt khi tiến hành thí nghiệm hay không ). Rồi nhốt con chó vào trong phòng tối. Trong phòng đặt 1 bóng đèn. (GV vừa dẫn thí nghiệm vừa bật hệ thống đèn điện)
H1: Khi bật đèn sáng vùng thị giác ở thuỳ chẩm hưng phấn, chó quay đầu về phía ánh sang (PX định hướng với ánh đèn là PXCĐK)
H2: Khi cho chó ăn, trung khi điều khiển sự tiết nước bọt ở trụ não hưng phấn => nước bọt tiết ra (PXKĐK)và vùng ăn uống ở vỏ não cũng hưng phấn.
H3: Bật đèn cho chó ăn thì trung khu thị giác và trung khu ăn uống đều hưng phấn và có sự khuếch tán các hưng phấn đó trong não đang tao nên đường liên hệ thần kinh tạm thời giữa trung khu thị giác và trung khu ăn uống. Nếu kết hợp bật đèn rồi cho chó ăn nhiều lần => ánh đèn trở thành tín hiệu của ăn uống
H4: Nếu ta chỉ bật đèn không cho chó ăn => chó vẫn tiết nước bọt => ta đã thành lập PXCĐK tiết nước bọt với ánh đèn được thành lập
*Điều kiện để thành lập PXCĐK
- Phải kết hợp giữa KT có điều kiện với KT không điều kiện muốn thành lập
- Kích thích có điều kiện phải tác động trước trong vài giây so với kích thích của phản xạ không điều kiện.
- Quá trình đó phải lặp đi lặp lại nhiều lần và phải thường xuyên củng cố
Trên đây là sản phẩm mang ý tưởng cá nhân của tôi, nên còn nhiều thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự góp ý của các đồng trí trong ban giám khảo.
Tôi xin trân thành cảm ơn !
Hạ Long : Ngày 1 tháng 4 năm 2012
Giáo viên
Nguyễn Thị Minh Hậu