KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG THCS HÀ TRUNG
KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG THCS HÀ TRUNG
TỪ NĂM 2009 - ĐẾN NĂM 2014
I. Giới thiệu về nhà trường
1.1 Vị trí, diện tích: Trường THCS Hà Trung có diện tích là 6200m2 nằm trên địa bàn phường Hà Trung, một phường vùng miền núi của Thành phố, thuộc thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh
1.2 Truyền thống: Tiền thân của trường THCS Hà Trung là trường PTCS Nguyễn Bá Ngọc, ngôi trường mang tên vị anh hùng dân tộc được thành lập từ năm ............ Đến năm 1993 theo sự chỉ đạo của Bộ Giáo Dục – Đào tạo về việc phân chia cấp học đã tách ra thành hai trường. Khối tiểu học là trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, khối trung học là trường THCS Hà Trung.
Chặng đường gần 20 năm qua nhà trường, nhà trường đã vượt qua biết bao khó khắn để dần khặng định uy tín của mình về chất lượng dạy học cũng như các phong trào hoạt động khác. Để giữ vững lòng tin yêu của phụ huynh và học sinh, nhà trường đã ra sức phấn đấu để xây dựng truyền thống dạy tốt, học tốt. Hội đồng sư phạm nhà trường luôn đoàn kết thương yêu học sinh. Với ý thức rằng, dạy học không chỉ là dạy kiến thức mà hơn hết là hiển thị đạo làm thầy bằng chính con người mình, thày cô giáo nhà trường đã luôn vun bồi gốc đạo đức, tận tâm với nghề. Trong nhiều năm qua, trường THCS Hà Trung đã đào tạo được nhiều thế hệ học sinh giỏi, chăm ngoan, có chí tiến thủ. Mặc dù là trường thuộc vùng khó khăn của Thành phố, số giáo viên và học sinh ít song đội ngũ giáo viên giỏi, học sinh giỏi cấp thành phố và cấp tỉnh của nhà trường chiếm tỉ lệ rất cao (năm 2009 – 2010 tỉ lệ giáo viên giỏi cấp thành phố và cấp tỉnh là 55% trên tổng số giáo viên đứng lớp; tỷ lệ học sinh giỏi cấp thành phố và cấp tỉnh chiếm tỉ lệ 20% trên tổng số học sinh lớp 9). Nhiều năm liên tiếp, trường được công nhận là Tập thể lao động tiên tiến và tập thể lao động xuất sắc được nhận giấy khen của Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh.
1.3 Hướng phát triền
- Tiếp tục giữ vững và phấn đấu cao hơn nữa về chất lượng giáo dục của nhà trường, về các danh hiệu nhà trường đã đạt được.
- Nhà trường có chiến lược bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, nhân viên có năng lực cao nhằm đáp ứng nhu cầu học tập và phát triển của học sinh.
- Xây dựng đội ngũ cốt cán có năng lực điều hành.
- Đội tuyển học sinh giỏi có tư duy, sáng tạo, có ý thức cao trong các hoạt động mang tri thức hướng đến cộng đồng.
II Phân tích môi trường
1. Đặc điểm tình hình:
* Điểm mạnh
- Nhà trường nhận được sự quan tâm của Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh, của UBND Thành phố, của Phòng GD - ĐT Hạ Long, của chính quyền địa phương và các bậc phụ huynh học sinh.
- 100% cán bộ giáo viên của trường đạt chuẩn trong đó trên chuẩn là 60%, đội ngũ giáo viên đa phần là giáo viên trẻ, có nghiệp vụ sư phạm, trình độ chuyên môn vững vàng, có ý thức vươn lên, mạnh dạn sáng tạo.
- Nhà trường rất chú trọng và đã có những thành công bước đầu trong việc đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng CNTT gây hứng thú học tập cho học sinh.
* Điểm yếu:
- Là trường trong vùng khó khăn của Thành phố, sự quan tâm của cha mẹ học sinh đến với việc học tập của con em mình còn hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng cũng như ý thức học tập của học sinh.
- Chất lượng tuyển sinh vào lớp 6 thấp, không có học sinh xuất sắc (Các em tuyển sinh tại trường Trọng Điểm, Trần Quốc Toản....)
- Nguồn kinh phí từ ngân sách cũng như sự ủng hộ của Cha mẹ học sinh không đáp ứng được nhu cầu cao trong việc đầu tư trang thiết bị dạy học.
- Bên cạnh số giáo viên có nặng lực giảng dạy tốt vẫn còn có một số giáo viên có tuổi rất hạn chế trong việc đổi mới phương pháp dạy học, kém trong việc úng dụng CNTT để giảng dạy.
2. Phân tích môi trường
Môi trường bên trong Điểm mạnh Điểm yếu Ảnh hưởng đến hoạt động của nhà trường
Đội ngũ Tỷ lệ giáo viên trên chuẩn cao (60%).
Giáo viên đạt giáo viên giỏi cấp tỉnh và cấp thành phố là 55%
Giáo viên biết sử dụng CNTT trong dạy học cao
- Đa số giáo viên có nghiệp vụ sư phạm tốt giàu kinh nghiệm, tậm tâm với nghề, có ý chí vươn lên trong chuyên môn - Một bộ phận giáo viên lớn tuổi hạn chế trong việc ứng dụng CNTT (trình độ tin học không đồng đều)
- Một số giáo viên còn có tư tưởng bảo thủ.
- Thường xuyên có sự xáo trộn về đội ngũ giáo viên
- Giáo viên chưa được trang bị phương pháp dạy kỹ năng sống cho học sinh
- Nhân viên thư viện thiết bị dạy học chưa được đào tạo bài bản Có sự tác động lớn đến chất lượng giáo dục và sự phát triển cảu nhà trường (chất lượng giáo dục tốt gây được hứng thú cho học sinh tạo được uy tín với phụ huynh học sinh. Bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế trong công tác giáo dục của một số giáo viên ảnh hưởng đến chất lượng học tập của học sinh )
Học sinh Một số học sinh chăm ngoan, tích cực, năng động, sáng tạo trong học tập có ước mơ, hoài bão
Một số có năng khiếu trong các hoạt đông văn nghệ, hoạt động đội Chất lương đầu vào (lớp 6) thấp
Nhiều em chưa chăm học, ý thức học tập chưa tốt, thụ động trong học tập
Một số em có hoàn cảnh gia đình khó khăn nên dành nhiều thời gia cho lao động, chưa coá sự quân tâm, giành thời gian đúng mức cho học tập.
Học sinh chưa được trang bị đầy đủ về kỹ năng sống Điểm mạnh của học sinh đã tạo ra được những trí tuệ về chất lượng mũi nhọn.
Tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức hoạt động văn hoá văn nghệ.
Những điểm yếu nêu trên ảnh hưởng đến chất lượng học tập và rèn luyện của học sinh.
Cơ sở vật chất thiết bị Có đầy đủ các phòng học, thoáng mát (15 phòng học)
Đủ các phòng học bộ môn với đầy đủ thiết bị dạy học (phòng Vật lý – Công nghệ, Sinh hoá, Mỹ thuật, học tiếng không dây, phòng nghe nhìn). Có nhà đa chức năng.
Phòng bộ môn Tin học được trang bị 19 máy vi tính màn hình tinh thể lỏng, co snối mạng Internet
Có phòng thư viện đủ sách giáo khoa và các loại sách tham khảo truyện tương đối phong phú.
Đầy đủ các phòng làm việc của giáo viên, Ban giáo hiệu và các bộ phận khác.
70% các phòng học có máy chiếu, 100% các phòng học có màn chiếu Nhiều đồ dùng dạy học đã bị hư hỏng nhưng chưa được thay thế (nhà trường đẫ đề nghị mua bổ sung nhưng chưa được mua bổ sung, thay thế). Thuận lợi trong việc ứng dụng CNTT vào dạy học
Điều kiện phát triể thể dụng, trí tuệ của học sinh rất tốt.
Thuận lợi trong điều kiện làm việc của giáo viên
Hạn chế ảnh hưởng đến các tiết dạy cần có thí nghiệm thực hành minh chứng
Tài chính Sự ủng hộ của cha mẹ học sinh của các cơ quan về kinh phí hỗ trợ cho các hoạt động dạy và học, các hoạt động ngoại khoá, văn nghệ thể thao, các hoạt động khen thưởng thi đua của giáo viên học sinh còn hạn chế.
Việc bồi dưỡng học sinh giỏi ngoại khoá tham gia dã ngoại, đi thực tế làng nghề, tìm hiểu lịch sử địa phương thiếu kinh phí hoạt động Đảm bảo sự công khai minh bạch trong công tác tài chính Việc triển khai các hoạt động giáo dục còn hạn chế
Thông tin Đã trang bị mạng Intenrte
Đã biết vận dụng CNTT để trao đổi thông tin giữa nhà trường và Sở giáo dục, Phòng giáo dục.
Điểm kiểm tra của học sinh được quản lý bằng phần mềm trên máy tính được công khai trên mạng
Luôn có sự trao đổi thông tin giữa nhà trường và phụ huynh học sinh thông qua sổ liên lạc, điện thoại Trình độ sử dụng CNTT của Cán bộ giáo viên chưa được đồng đều nhiều giáo viên lớn tuổi chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà trường về mặt CNTT
Không có biên chế giáo viên tin học
Việc phối hợp xử lý thông tin có lúc chưa kịp thời Nhiều công việc củầnh trường chưa đáp ứng được kỳ vọng của xã hội, phụ huynh học sinh
Dạy học Tích cực đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá.
Giáo viên giảng dạy ới tinh thần trách nhiệm cao
Đảm bảo thực hiện đúng, đủ chương trình dạy học, dạy nghề, dạy hướng nghiệp cho học sinh
Tích cực bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi
Tạo dựng môi trường học tập
Quan tâm đến giáo dục thể chất cho học sinh Một số giáo viên còn hạn chế trong việc ứng dụng CNTT vào dạy học
Năng lực chuyên môn của giáo viên chưa đồng đều, một số giáo viên còn hạn chế trong việc đổi mới phương pháp dạy học
Chưa có giáo viên chuyên trách bộ môn thể dục
Sức khoẻ của một số giáo viên không tốt hay ốm đau Giúp học sinh năng động sáng tạo trong học tập, số lượng học sinh khá giỏi cao
Khó khăn trong điền hành ổn định nề nếp
Lãnh đạo và quản lý Trình độ trên chuẩn, đã qua lớp đầo tạo quản lý giáo dục, các khoá tập huấn về tài chính, có bằng cao cấp, trung cấp chính trị.
Tinh thần trách nhiệm cao, dám nghĩ, dám làm
Triển khai các hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục kịp thời Trình độ ngoại ngữ tin hoạc chưa đáp ứng được việc nâng cao công tác quản lí
Hoạch định kế hoạch quản lý chưa tốt
Điều hành còn ngại va chạm, thiếu kiên quyết
Chưa được tự chủ về mặt biên chế Duy trì ổn định mọi hoạt động của trường có nề nếp, tạo nhiều chuyển biến đáng kể trong các phong trào: dạy học (chất lượng đào tạo mũi nhọn) hoạt động thể dục thể thao, văn nghệ
Chưa chặt chẽ trong công tác quản lý
Môi trường bên ngoài Cơ hội Thách thức Ảnh hưởng đến hoạt động của trường
Cơ chế chính sách pháp luật - Được công nhận trường THCS đạt chuẩn quốc gia Ngân sách của thành phố cấp cho trường trong năm không đủ để tổ chức các hoạt động dạy và học mua sắm thiết bị, đồ dùng dạy học, các hoạt động ngoại khoá
- Chưa có cơ chế cho các trường được tự chủ về biên chế - Hạn chế rất lớn đến chất lượng giáo dục và giảng dạy
Kinh tế Nền kinh tế của tỉnh ngày một tăng, GDP tăng
Nhiều tập đoàn kinh tế nước ngoài vào đầu tư các dự án của tỉnh như du lịch cũng như các lĩnh vực khác
Đời sống nhân dân ngày một khá hơn Là một phường khó khăn nhất thành phố thu nhập bình quân của nhân dân phường hà trung thấp nhất so với mặt bằng chung của thành phố nên sự đầu tư của cha mẹ học sinh cho con em và giáo dục còn hạn chế
Sự hỗ trợ của các cơ quan đơn vị về kinh phí cho nhà trường trong công tác giáo dục còn hạn chế.
Lương của giáo viên chưa tương xứng với công việc được giao khiến một số giáo viên chưa quan toàn tâm toàn ý cho công việc giảng dạy
Cần có phòng làm việc riêng cho giáo viên mỗi giáo viên là một ca bin tạo điều kiện cho giáo viên gắn bó với trường
Số lượng học sinh thuộc hộ nghèo, hộ khó khăn đột xuất có hoàn cảnh đặc biệt của phường chiếm tỷ lệ cao
Học sinh không được trang bị đầy đủ đồ dùng học tập, điều kiện ở nhà của các em học tập không tốt
Học sinh chưa dành thời gian thích đáng cho việc học tập vì còn tham gia lao động giúp gia đình
Ảnh hưởng lớn đến chất lượng học tập của học sinh
Văn hóa Thành phố Hạ Long có di sản Thiên nhiên Thế Giới khgu du lịch nổi tiếng
Có trường THPT Chuyên Hạ Long là trường có chất lượng giáo dục cao
Nghành giáo dục Hạ Long luôn là đơn vị dẫn đầu trong toàn tỉnh về công tác giáo dục Trình độ dân trí phường Hà Trung thấp nhận thức về mọi mặt còn hạn chế - Chưa ý thức được tầm nhìn quan trọng của công tác giáo dục nên sự đầu tư cho công tác giáo dục, đầu tư cho việc học của con em chưa đấp ứng được yêu cầu, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục
Xã hội Phường có nhiều đối tượng mắc các tệ nạnn xã hội như HIV, ma tuý, cờ bạc - Ảnh hưởng đến việc giáo dục nối sống cho học sinh
Địa chỉ (Sự cạnh tranh) Việc duy trì đội ngũ giáo viên giỏi gặp nhiều khó khăn (nhiều giáo viên giỏi xin chuyễn về các trường triung tâm của thành phố ).
Học sinh giỏi của tiểu học không tuyển sinh vào trường mà xin chuyển về các trường điểm, trường trung tâm của thành phố - Khó khăn trong việc đào tạo cả chất lượng đại trà và chất lượng mũ nhọn
Quốc tế Chưa có điều kiện đê thực hiện việc giao lưu với các trường nước ngoài Không có điều kiện hội nhập để học tập
III Xác định sứ mạng, tầm nhìn, giá trị
1. Sứ mạng: Tạo dựng môi trường học tập và rèn luyện thân thiện năng động để mỗi học sinh có khả năng và ước vọng có ý thức cộng đồng và có bản lĩnh để hội nhập.
2. Giá trị: Nhân ái – trung thực - hợp tác – năng động
3. Tầm nhìn: Một trường học thân thiện, để học sinh phấn đấu tự hoàn thiện mình, tạo nên những người biết tự học suốt đời.
IV. Xác định các mục tiêu chiến lược
- Đẩy mạnh phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, thực hiện phương pháp giáo dục chú trọng khẳ năng tư duy và ứng dụng thực tiễn của học sinh
- Xây dựng đội ngũ giáo viên có phẩm chất đạo đức chính trị đạo đức tốt, có năng lực dạy học tốt, năng lực giáo dục và hoạt động chính trị - xã hội cao.
- Bồi dưỡng đội ngũ cốt cán có năng lực quản lý, có tinh thần trách nhiệm dám nghĩ dám làm.
- Mở rộng mối quan hệ đối ngoại với các trường.
• Mục tiêu cụ thể
- Tiếp tực giữ vững danh hiệu “ Trường học thân thiện - học sinh tích cực”
- Tiếp tục thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh theo chuẩn kiến thức và kỹ năng.
- Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng mũi nhọn và chất lượng đại trà
- Tạo điều kiện cho giáo viên di học nâng cao trình độ chuyên môn.
- Từng bước chủ động rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh
- Tăng cường giáo dục thể chất cho học sinh: Tổ chức các câu lạc bộ cầu lông, bóng bàn, đá cầu, khuyến khích học sinh tham gia luyện tập tại các câu lạc bộ thể dục thể thao cua rthành phố
V. Các giải pháp.
1. Quá trình dạy học
- Thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá
- Tăng cường năng lực học nhóm, chú trọng khả năng tranh luận của học sinh. Phụ đạo miễn phí cho học sinh yếu.
- Hướng dẫn học sinh biết vận dụng các kiến thức đã học vào một số vấn đề trong thực tế.
- Đẩy mạnh sử dụng công nghệ thông tin, các bài giảng điện tử
- Tăng cường các hoạt động ngoại khóa
- Chú trọng tích hợp rèn kỹ năng sống cho học sinh trong các bài học.
2. Phát triển đội ngũ
Hè và những năm tiếp theo theo tiếp tục cử giáo viên tham gia các lớp tập huấn kỹ năng sống.
- Tạo điều kiện cho giáo viên học nâng cao chuẩn.
- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo các chuyên đề
- Đẩy mạnh hoạt động dự giời thăm lớp của giáo viên, ban giám hiệu và tổ trưởng
- Đổi mới cách góp ý giờ dạy theo hướng tư vấn
3. Cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ
- Tăng cường hệ thống máy chiếu ở tất cả các phòng học
- Trang bị các chương trình diệt virut cho hệ thống máy tính của trường
- Bổ sung, thay thế một số thiết bị, đồ dùng dạy học
4. Nguôn lực tài chính
- Ngân sách thành phố cấp
- Sự hỗ trợ của cha mẹ học sinh
- Sự hỗ trợ của các cơ quan
5. Hệ thống thông tin
- Nâng cấp và tăng cường hệ thống thông tin qua trang Web của phòng giáo dục
- Khuyến khích mỗi giáo viên có một Blog trên mạng
- Sử dụng có hiệu quả địa chỉ Email của từng giáo viên
- Giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm thông tin liên lạc nhanh và có hiệu quả đến phụ huynh học sinh
6. Quan hệ với cộng đồng
- Kết hợp với công an phường về An toàn trật tự và An toàn iao thông và trường kết hợp với phường về công tác phổ cập giáo dục
- Tăng cường giao lưu với đơn vị kết nghĩa, đơn vị bộ đội và công an.
- Tìm nguồn hỗ trợ từ các nhà hảo tâm, các cơ quan..... để tặng quà cho học sinh nghèo vào các dịp đầu năm học, tết, cuối năm học...
7. Hoạt động ngoại khoá
- Ban giám hiệu, đội thiếu niên, tổ trưởng chuyên môn có kế hoạch tổ chức các hoạt động ngoại khoá nhằm khuyến khích sự tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
- Phối hợp liên môn để tiến hành ngoại khoá
- Cải tiến cách tổ chức các hoạt động ngoại khoá theo hướng đổi mới phương pháp dạy học.
- Tăng cường ngoại khoá kỹ năng sống cho học sinh: Giáo dục kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phản hồi, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng bảo vệ
- Thực hiện tốt các sinh hoạt chủ điểm nhằm giáo dục cho học sinh
8. Lãnh đạo và quản lý.
- Phấn đấu sử dụng công nghệ thông tin để quản lý các hoạt động dạy học
- Ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn lên kế hoạch kịp thời
- Dựa trên các tiêu chí đánh giá giáo viên của ban giám hiệu để đánh giá cán bộ giáo viên.
- Quản lý việc dạy học của giáo viên qua sổ báo giảng, sổ đầu bài....
- Sử dụng các phần mềm đã trang bị để quản lý nhân sự, tài chính, cơ sở vật chất, thư viện.
- Quản lý dạy thêm, học thêm theo đúng các văn bản chỉ đạo của Bộ giáo dục, Uỷ ban nhân dân Tỉnh, thành phố....
- Tổ trưởng trực tiếp chỉ đạo việc đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin của tổ
- Giáo viên chủ nhiệm xây dựng nề nếp tự quản cho học sinh là nhân tố rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp, giờ sinh hoạt.
- Giáo viên bộ môn quản lý nề nếp trên lớp, tổ chức giờ học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh.
- Hằng năm tổ chức tốt việc đánh giá, ứng dụng nghiên cứu khoa học và sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên.
- Ban giám hiệu, tổ trưởng tăng cường quản lý việc kiểm tra đánh giá học sinh của giáo viên, tăng cường dự giờ, kiểm tra toàn diện giáo viên.
VI. Đề xuất tổ chức thực hiện và đánh giá, giám sát kế hoạch chiến lược.
1. Thành lập các ban: Ban kiểm tra nhân dân, ban hướng nghiệp, ban phụ trách đội, ban vệ sinh môi trường, ban An toàn giao thông, ban văn thể mỹ, ban công nghệ thông tin, ban cơ sở vật chất. Có quyết định thành lập các ban đầu mõi năm học.
2. Chỉ đạo thực hiện: Đề ra các mốc thời gian thực hiện một các cụ thể
a. Về việc xây dựng trường học thân thiên học sinh tích cực: Toàn bộ cans bộ giáo viên nhân viên các tổ chức, đoàn thể của nhà trường có trách nhiệm trong việc xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Lãnh đạo nhà trường, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, đội và công đoàn cùng phối hợp thực hiện có kế hoạch cụ thể cho từng năm học.
b. Hoạt động dạy và học:
• Về công tác phụ đạo học sinh yếu:
- Quan tâm rèn kiến thức cho học sinh yếu ngay trong các tiết dạy chính khoá
- Ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo cho giáo viên bộ môn lập danh sách học sinh yếu ở các bộ môn để tổ chức các lớp phụ đạo cho các em.
- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho các em (phân công giáo viên, xếp lịch học, nội dung phụ đạo, quản lý ....)
• Về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi
- Ban giám hiệu chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn và giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi nâng cao chất lượng tiết học bồi dưỡng theo hướng giáo dục tố chất.
- Phân công giáo viên giỏi bồi dưỡng cho các đội tuyển học sinh giỏi
- Về việc kiểm tra đánh giá: Đổi mới theo hướng khách quan, đồng bộ tiến tới, công bằng tối đa trong đánh giá năng lực học tập của học sinh.
- Hiệu phó chuyên môn chỉ đạo giáo viên thục hiện
• Về việc phát triển đội ngũ
- Học nghề chuẩn: Củ giáo viên đi học đại học
- Tổ chức dạy vi tính cho giáo viên
- Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên: Ban giám hiệu chỉ đạo cho tổ chuyên môn triển khai.
• Về cơ sở vật chất, thiết bị : Bam giám hiệu, thầy Bùi Đình Vĩnh phụ trách cơ sở vật chất
• Cô Trần Thị Ngát - Kế toán, giáo viên phụ trách thiết bị hiện có hàng năm có sự kiểm kê làm thủ tục thanh lý
- Sử dụng các phòng bộ môn có hiệu quả
- Kêu gọi sự ủng hộ của các cơ quan: Trách nhiệm toàn hội đồng
VII Kết luật và kiến nghị
- Mặc dù nhà trường còn khó khăn về nhiều mặt song nhà trường đã rất lỗ lực để đặt được nhiều thành tích trong giáo dục được phụ huynh, học sinh và nghành công nhận.
- Kính đề nghị Thành phố, Phòng giáo dục có những quy định chặt chẽ về việc tuyển sinh lớp 6 để tránh hiện tượng học sinh giỏi không đăng ký tuyển sinh tại trường
- Giảm sự điều chuyển giáo viên để có sự ổn định về đội ngũ.
Hà Trung, ngày tháng năm 2011
Hiệu trưởng
Đàm Thị Thanh Tâm